Thursday, September 4, 2014

Quy Hoạch Giao Thông

Quy hoạch giao thông

•    Để thực hiện quy hoạch 2020, tầm nhìn 2030.
•    UBND đã quy hoạch nhiều công trình nghìn tỷ phục vụ phát triển tối đa tiềm năng kinh tế - đô thị của Bến Lức
•    Trong đó Bến Lức là điểm giao thoa của nhiều tuyến đường huyết mạch.
•    Nơi đây là trung tâm đô thị liên kết kinh tế nhiều khu vực: Tây Tp. HCM, Long An, Tiền Giang, Đức Hòa, Đồng Bằng Sông Cửu Long

Cửa Tây Tp. HCM

Tuyến metro


•    Tuyến metro số 3a đi từ Bến Thành - Phạm Ngũ Lão - ngã 6 Cộng Hòa - Hùng Vương - Hồng Bàng - Kinh Dương Vương - ga Tân Kiên, với chiều dài 19,8km. Sau khi hoàn thành, nghiên cứu kéo dài tuyến 3a kết nối TP Tân An từ ga Hưng Nhơn đi dọc theo Quốc lộ 1
•    Nhà ga Metro giữa tuyến sẽ được đặt tại Bến Lức, đoạn đổ dốc Trung Lương xuống vành đai 4
Tổng vốn đầu tư: giai đoạn 1: 1,5 tỷ USD, giai đoạn 2: 600 triệu USD,

Đường vành đai 4



•    Đường vành đai 4 rộng 70 m, dài 151 km với tổng vốn đầu tư gần 70 nghìn tỷ đồng; kết nối từ cảng Phú Mỹ qua các tỉnh phía Đông- Bắc- Tây và Nam TPHCM, qua phố thương gia Nam Long và dừng tại cảng Hiệp Phước.
•    Dự kiến năm 2015 sẽ khởi công tuyến vành đai 4 ngang qua Phố Thương Gia Nam Long với tổng vốn 8.000 tỷ

Quốc lộ 1A

•    Tuyến Quốc lộ 1A Bắc Nam, rộng 2283 km, nối liền địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với đồng bằng sông Cửu Long đi qua huyện Bến Lức.
•    Dự kiến hoàn thành đoạn ngang Bến Lức:  2015

Cao tốc bến lức long thành


•    Dự án trọng điểm quốc gia thuộc trục cao tốc Bắc – Nam.
•    Chiều dài 57,1 km ngang qua tỉnh Long An, TP.HCM và tỉnh Đồng Nai.Tổng mức vốn đầu tư giai đoạn 1 là 31.320 tỷ đồng (1.607 triệu USD).
•    Thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A với 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 100 Km/giờ.
•    Giúp giao thông liên vùng miền Tây và vùng Đông Nam Bộ, khai thác thế mạnh và phát triển kinh tế, thu hút đầu tư và du lịch. Từ đó thúc đẩy phát huy hiệu quả đầu tư các khu công nghiệp, cảng biển tại các tỉnh phía Nam. Việc kết nối đường cao tốc Bến Lức - Long Thành với đường cao tốc TP.HCM - Vũng Tàu (trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư) sẽ tạo thành một phần của tuyến hành lang kinh tế phía Nam.
•    Rút ngắn khoảng cách từ Đồng Nai tới Bến Lức chỉ 30 phút
•    Khởi công 19/07/2014 với sự tham dự của thủ tướng chính phủ
•    Dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng vào 2018

Cao tốc Trung Lương


•    Cao tốc Trung Lương- TPHCM là một phần của tuyến đường cao tốc TPHCM-Cần Thơ (gồm 3 đoạn TPHCM - Trung Lương, Trung Lương - Mỹ Thuận và Mỹ Thuận - Cần Thơ).
•    Chiều dài: 39,8km
•    Tổng mức vốn: 10.000 tỷ đồng
•    Đáp ứng cho khoảng 50.000 lượt ô tô qua lại mỗi ngày
•    Rút ngắn khoảng cách và thời gian lưu thông giữa trung tâm kinh tế TPHCM với Bến Lức (chỉ 15p) và tới ĐBSCL (30p)
•    Được đưa vào sử dụng tạm thời 02/2010
•    Là tuyến đường cao tốc hoàn chỉnh đầu tiên tại VN.

Vành đai 3


Đường vành đai 3 có tổng chiều dài khoảng 89,3 km, trong đó làm mới khoảng 73km, còn đoạn Mỹ Phước - Tân Vạn dài 16,3 km hiện đang được tỉnh Bình Dương đầu tư.
Tổng vốn đầu tư cho dự án khoảng 55.805 tỉ đồng (không bao gồm kinh phí các cầu vượt) bằng nguồn vốn ngân sách, trái phiếu chính phủ và vốn vay ODA.
·        Điểm đầu của tuyến bắt đầu từ Km 38+ 500 đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, sau đó đi qua 4 tỉnh, thành phố là TPHCM (quận 9, huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh); tỉnh Đồng Nai (huyện Nhơn Trạch); tỉnh Bình Dương (huyện Dĩ An, Thuận An); tỉnh Long An (huyện Bến Lức).
·        Điểm cuối giao với đường cao tốc TPHCM - Trung Lương.
Cụ thể, đoạn từ cao tốc Bến Lức - Long Thành
Chiều dài 57,1 km ngang qua tỉnh Long An, TP.HCM và tỉnh Đồng Nai.Tổng mức vốn đầu tư giai đoạn 1 là 31.320 tỷ đồng (1.607 triệu USD).
Thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A với 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 100 Km/giờ.
Giúp giao thông liên vùng miền Tây và vùng Đông Nam Bộ, khai thác thế mạnh và phát triển kinh tế, thu hút đầu tư và du lịch. Từ đó thúc đẩy phát huy hiệu quả đầu tư các khu công nghiệp, cảng biển tại các tỉnh phía Nam. Việc kết nối đường cao tốc Bến Lức - Long Thành với đường cao tốc TP.HCM - Vũng Tàu (trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư) sẽ tạo thành một phần của tuyến hành lang kinh tế phía Nam.
Khởi công 19/07/2014 với sự tham dự của thủ tướng chính phủ, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng vào 2018. Sau khi hoàn thành, sẽ rút ngắn khoảng cách từ Đồng Nai tới Bến Lức chỉ 30 phút.
Theo ông Mai Tuấn Anh, Tổng giám đốc Tổng công ty Phát triển Đường cao tốc Việt Nam (chủ đầu tư), công trình được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, dài hơn 57 km, đi qua ba tỉnh, thành phố gồm Long An, TPHCM và Đồng Nai với quy mô 4 làn xe, trong đó có 2 làn dừng khẩn cấp, tốc độ thiết kế 100 km/giờ. 
Công trình đi từ nút giao giữa đường cao tốc TPHCM – Trung Lương và đường vành đai 3 đến quốc lộ 51 (giai đoạn 1) và đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (giai đoạn 2).
Đi qua nhiều sông ngòi, kênh, rạch, bãi bồi nên đường cao tốc Bến Lức – Long Thành có hơn 20 km là cầu và cầu cạn, trong đó có 2 cầu dài nhất là cầu Bình Khánh (qua sông Soài Rạp, nối huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ, TPHCM) dài 2,76 km và cầu Phước Khánh (qua sông Lòng Tàu nối huyện Cần Giờ, TPHCM và huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) dài 3,18 km.
Dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành là dự án hạ tầng giao thông lớn nhất khu vực các tỉnh phía Nam với tổng vốn đầu tư trên 1,6 tỷ USD (khoảng 31.320 tỷ đồng), trong đó 1,2 tỷ USD vay từ Chính phủ Nhật Bản và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Công trình dự kiến hoàn thành và thông xe vào giữa năm 2018.

1 comments:

  1. Bệnh huyết áp thấp hiện tại là một căn bệnh rất phổ biến và có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào. Triệu chứng chỉ số huyết áp thấp khiến người bệnh rất lo âu. Việc điều trị huyết áp thấp không phải quá khó khăn nhưng nếu không điều trị kịp thời, căn bệnh sẽ để lại những biến thể gây hại đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của người bệnh.

    ReplyDelete